Thứ Hai, 19 tháng 4, 2010

- Màu bột

- Là loại tranh vẽ bằng màu bột. Màu bột là loại chất liệu được điều chế từ khoáng thạch, từ quặng kim loại hoặc từ hợp chất hoá học. Thường sử dụng hai loại: bột khô, khi vẽ phải pha với keo và nước; bột hỗn hợp với dung dịch keo đóng trong tuyp hoặc lọ, khi vẽ chỉ cần pha với nước.
Lịch sử dùng màu bột để vẽ tranh đã có từ lâu đời: một số bích hoạ ở Ai Cập cổ đại, lưu vực Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc... đều có dùng nguyên liệu màu bột. Ở Châu Âu, sơn dầu cũng được phát triển từ màu bột. Vẽ màu bột có thể phủ màu này lên màu khác, màu có sức bám tốt, đồng thời lại có thể rửa màu khi cần thiết. Vì vậy, phạm vi sử dụng của màu bột khá rộng rãi: tranh giá vẽ, tranh tường, thiết kế trang trí, quảng cáo... đều dùng màu bột. Kĩ thuật vẽ màu bột khá đa dạng, nhưng có thể chia thành hai cách. Cách vẽ ướt dùng tương đối nhiều nước, vẽ liên tục khi màu còn đang ướt, tạo cho tranh cảm giác mềm mại, hàm súc. Cách vẽ khô ít dùng nước, có thể phủ màu này lên màu khác để diễn tả hình khối và chiều sâu không gian. Đặc trưng chủ yếu của TMB thường dùng cách di bút, trát, quệt, chải... làm cho bức hoạ có đặc tính chắc khoẻ, khoáng đạt.

-Trước đây đỏ và đen là hai màu duy nhất vì người ta chỉ có thể tìm thấy màu chì. Màu sáp cũng vậy, màu sắc rất hạn chế và cũng khá vất vả để tạo ra: trộn sắc tố màu với đá phấn, đất, thạch cao và chất kết dính. Nhưng để bảo quản những bức tranh được sáng tạo bằng những chất liệu tự nhiên ấy, họa sĩ còn phải phun thêm một ít thuốc định hình. Công việc chăm sóc tác phẩm tinh thần thật là khó khăn.

Tuy nhiên không phải là không có cách lựa chọn khác: màu nước và màu dầu. Vào đầu thế kỉ 19, Turner và Constable, hai họa sĩ nổi tiếng là những thầy phù thủy của chất liệu này. Nghiền sắc tố màu với nước và chất nhầy, với chất liệu này thì có nhiều màu sắc hơn và cũng dễ thực hiện hơn. Nếu thêm một ít nhựa từ cây gôm Ả Rập hay đơn giản hơn là mật ong, màu sẽ đục mờ và trở thành màu bột. Tranh màu bột rất thịnh từ cuối thế kỉ 18 đến đầu thế kỉ 19.
Đây là một số bài của sinh viên k2 và k3








4 nhận xét: