Đó là lời của Nguyễn Khắc Cường, người rao bán những bức tranh với giá hàng triệu đô la trên website của chính mình.
Ngày 18/4/2009, VTC News nhận được một e-mail giới thiệu về một họa sĩ trẻ có “tài năng hiếm có”, kèm theo đó là địa chỉ website của nhân vật “đặc biệt” này. Người viết bức thư đã ca ngợi rằng: “Cậu ta ắt sẽ thổi một luồng sinh khí mới cho nền lịch sử mỹ thuật Việt Nam vốn vô danh trên thế giới. Chưa có ai, chưa có hoạ sĩ nào từ trước tới nay ở Việt Nam có khả năng sáng tạo nên một trường phái hội hoạ cống hiến thế giới. Tôi tin rằng con người này về sau sẽ là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Các vị hãy nhìn những bức tranh của con người này thì các vị sẽ hiểu về trí tưởng tượng lạ kỳ đến thế nào”.
Bức Khát vọng hoà bình được Nguyễn Khắc Cường rao bán với giá 10 triệu đô la.
Ngay sau đó, VTC News đã tìm gặp nhân vật được giới thiệu và nghiên cứu những bức tranh đăng tải trên website của anh ta. Rất nhiều bí ẩn đằng sau những lời hoa mĩ trên dần dần hé lộ...Rao chỉ để... rao!
Trên website của mình, Nguyễn Khắc Cường cho đăng tải lời tựa về trường phái hội họa mà anh ta sáng lập ra với 3 thứ tiếng Anh, Pháp, Việt: “Trường phái Cây Đời Vĩ Đại là trường phái hội hoạ đầu tiên của Việt Nam, ra đời với sứ mệnh đóng góp cho sự phát triển của nền hội hoạ thế giới trong thế kỷ 21 này. Tôi là một hoạ sĩ đi tiên phong đổi mới nền hội hoạ Việt Nam trong thế kỷ 21, tôi phấn đấu đưa tên tuổi và trường phái hội hoạ CÂY ĐỜI VĨ ĐẠI phổ biến rộng khắp trên thế giới.
Và điều mà tôi quan tâm nhất là con cháu đời sau, khi mở trang lịch sử nghệ thuật thế giới - ở trang danh sách những trường phái hội hoạ mới, góp phần phát triển nền hội hoạ thế giới trong thế kỷ 21 có tên tuổi của hoạ sĩ Việt Nam [...] Nếu đặt một bức tranh bất kỳ của tôi ở giữa hàng triệu các bức tranh trên thế giới này thì mọi người cũng đều nhận ra đó là bức tranh của tôi thuộc trường phái CÂY ĐỜI VĨ ĐẠI.”
Cường cho rằng trang sử nghệ thuật thế giới thế kỷ 20 vắng bóng tên tuổi hoạ sĩ của Việt Nam là vì “các họa sĩ từ lâu đã làm môn đệ cho trường phái Lập thể - Trừu tượng – Siêu thực - Ấn tượng... trên thế giới để rồi tự đánh mất mình trong lịch sử phát triển nghệ thuật của nhân loại...
Bức Smiles (Những nụ cười vui vẻ) được ra giá 10 tỷ đồng. Để nhấn mạnh trường phái Cây đời vĩ đại, tất cả các bức tranh đều có hình tượng trung tâm là cái cây.
Kèm theo những tuyên bố, Cường đưa lên website những bức tranh mà mình tâm đắc như: Khát vọng hòa bình, Những đôi mắt của cuộc sống, Nghe với tất cả đôi tai, Những nụ cười, Tình yêu của người mẹ... rao bán với giá thấp nhất là... 600 triệu đồng.Theo Cường, trường phái Cây đời vĩ đại của anh ta lấy hình tượng cái cây làm trung tâm, tượng trưng cho một sân khấu lớn và các nhân vật là những đôi mắt, nụ cười, khuôn mặt, bàn tay và vạn vật trên thế giới... được diễn xuất và treo trên các cành cây của sân khấu "Cây đời vĩ đại". Mỗi một tác phẩm là một kiệt tác, một vở kịch của cuộc đời nhân loại... vì vậy, giá của những “kiệt tác” đó cũng không thể “bèo” như giá của những bức tranh mà các họa sĩ tên tuổi của Việt Nam đã từng bán được. Phải tính bằng đô la, từ vài trăm nghìn cho đến 6 triệu, 10 triệu đô la cho mỗi tác phẩm của “họa sĩ tài năng” Nguyễn Khắc Cường!!!
Nhưng tìm kiếm mỏi mắt trên các galery từ các galery hạng 3, hạng 4 cho đến những galery bán được nhiều tranh nhất của Việt Nam, Singapore, Hồng Kông... không thấy có tên Nguyễn Khắc Cường, chúng tôi hỏi, thì Cường cho biết: “Rao chỉ để rao, chỉ để gây sự chú ý chứ chưa bán được bức nào...”
Bức này được đặt tên là A mother's love. Nó được rao giá 1 tỷ đồng.
Tranh không đáng 1 đô!
Đi tìm câu trả lời cho những tác phẩm của “người sẽ làm thay đổi lịch sử nghệ thuật thế giới trong thế kỷ 21” (lời Cường tự giới thiệu trên website art102.tk), chúng tôi tìm gặp họa sĩ Lê Thiết Cương và họa sĩ Đào Hải Phong để nhờ các anh thẩm định giá trị những bức tranh đã đăng tải trên website của Nguyễn Khắc Cường.
Theo họa sĩ Lê Thiết Cương, ý tưởng trong các bức tranh của Nguyễn Khắc Cường không hề mới, hình ảnh khẩu súng bắn ra bông hoa trong bức Khát vọng hoà bình là ý tưởng copy của các họa sĩ nước ngoài. Những tác phẩm của Nguyễn Khắc Cường hoàn toàn không có giá trị nghệ thuật, không phải 10 triệu đô la mà 1 đô la cũng không đáng.
Họa sĩ Lê Thiết Cương nhấn mạnh quan điểm của anh: Trong nghệ thuật hội họa, thông điệp người họa sĩ muốn gửi gắm ở mỗi bức tranh phải được nói bằng ngôn ngữ của hội họa, còn sự diễn giải trong hội họa là phi nghệ thuật, mang tính chất văn học đơn thuần.
Theo Hoạ sĩ Lê Thiết Cương, những bức tranh của Nguyễn Khắc Cường không đáng một đô. Bức này được chú thích là Life of mankind - Cuộc đời của nhân loại và được ra giá 6 tỷ đồng.
Họa sĩ Đào Hải Phong thì chia sẻ: "Khi bàn về giá trị một bức tranh, thông thường mỗi người sẽ có một tiêu chí để đánh giá. Nếu nhìn theo tiêu chí chính trị thì những tác phẩm của Cường sẽ khiến người ta phải nghĩ ngợi nhưng nếu xét theo tiêu chí hội họa thuần túy thì đó chỉ là tranh minh họa".Về trường phái Cây đời vĩ đại của Nguyễn Khắc Cường, họa sĩ Đào Hải Phong đánh giá nó thiên về dòng biếm họa chính trị của phương Tây. Kiểu tranh gây sự tò mò, chú ý của Cường ở nước ngoài cũng đã làm nhiều. Những bức tranh không phải là tác phẩm của hội họa mà là một tác phẩm đồ họa ẩn chứa thông điệp, không phải là “món ăn thuần Việt”.
Hội họa là phải có cái riêng và đi được dài, ông Phong cho rằng Nguyễn Khắc Cường không đi theo lối nhìn truyền thống, cổ điển song về thẩm mỹ, các bức tranh của Cường cũng không đẹp.
"Bức tranh Khát vọng hòa bình được Nguyễn Khắc Cường rao bán với giá 10 triệu đô la, Eyes of life's: 10 tỷ VNĐ, Football - mad folk: 1tỷ VNĐ, A mother's love: 1 tỷ VNĐ, Life's of mankind: 6 tỷ VNĐ, To perform folk dances: 600 triệu VNĐ, Violon - Girl: 600 triệu VNĐ, Smiles: 10 tỷ VNĐ, Myopic and more: 600 Triệu VNĐ, Hands - Life: 600 Triệu VNĐ, Strange – foot: 600 triệu VNĐ, To sing - all the world: 6 tỷ VNĐ, To listen with all one's ears: 600 Triệu VNĐ."
Sau khi VTC News tìm gặp và hỏi về giá tranh mà Nguyễn Khắc Cường rao bán, trên website art102.tk của Cường hiện nay, không thấy đề giá dưới mỗi bức tranh.
Thu Hiền-Kát Anh (VTC)
chang co gi hay ho ca.neu ma dem so sanh voi picasso thi anh nay dung hang bet
Trả lờiXóathằng dở
Trả lờiXóahihihi...bạn biết thế nào là tạo sì căng đan không...Nhưng dù sao tay này cũng quá cao ngạo, thuộc thành phần ngoại đạo.
Trả lờiXóaanh ta muon lam noi bat ten minh truoc ca nuoc do ma
Trả lờiXóachang ra dau vao dau chang bang toi ve
Trả lờiXóanhin` ma` nan? the'
Trả lờiXóanhu tranh minh hoa ma` doi` truong` phai'
troi dat oi....mot thien tai noi lao xuat hien o vn
Trả lờiXóachac mai minh cung pai ve may buc de lap ra mot truong phai cho hoi hoa viet nam mat
Trả lờiXóa